Con người chúng ta rất dễ bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của sự trì hoãn. Mỗi ngày, bạn đều cố gắng tự nói với bản thân rằng bạn quyết tâm sẽ không bao giờ trì hoãn công việc vì bất kì điều gì nữa. Nhưng thay vì bắt tay ngay vào công việc, bạn lại quyết định đến hôm sau mới làm, và cứ thế công việc tiếp tục bị trì hoãn. Bạn biết sự trì hoãn là không tốt nhưng bạn không sửa được.
Đừng lo. Có rất nhiều những mẹo vặt giúp bạn hạn chế số lần trì hoãn khi thực hiện bất kỳ công việc gì.
Dưới đây là 11 cách giúp bạn lấy lại năng suất làm việc ngay lập tức:
1. Chăm sóc góc làm việc
Theo blogger Sam Cleasby, bàn làm việc là nơi bạn dành hầu hết thời gian trong ngày vì thế bạn nên biến nó thành không gian mà mình yêu thích.
“Bạn sẽ không bao giờ làm tốt công việc ở một nơi lộn xộn” Sam Cleasby giải thích.
Hãy trang trí chiếc bàn với những vật dụng cá nhân và những ý tưởng sáng tạo có thể giúp bạn nâng cao tinh thần làm việc. Cleasby nói rằng cô ấy đặt những tấm hình của bạn bè và gia đình cô ấy trên bàn làm việc cùng với những vật dụng cô ấy thích. “Tôi như được cổ vũ tinh thần khi thấy chúng”
2. Lập thời gian biểu chi tiết
Theo chuyên gia tâm lý Susan K.Perry, nếu bạn đặt ra những mục tiêu quá xa trong tương lai, deadline càng trở nên mơ hồ.
Để thay đổi điều này, Susan khuyên bạn nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng trong khoảng thời gian ngắn hơn. Ví dụ, nếu bạn dự định viết xong 4 chương tiếp theo cho quyển sách của bạn trong vòng một tháng, bạn sẽ chẳng thèm quan tâm tới nó và trì hoãn cho đến tuần thứ tư.
“Có một sự khác biệt rõ ràng giữa “Tôi sẽ hoàn thành một chương trong vòng một tuần” và “Tôi sẽ hoàn thành bốn chương trong vòng một tháng””
3. Thử thách bản thân bằng những deadlines
Thay vì đặt mục tiêu bạn sẽ dành 3 tiếng mỗi buổi sáng để thực hiện những công việc trong dự án, bạn nên đặt hẳn một deadline cụ thể khi nào bạn sẽ hoàn thành nó
4. Chia sẻ cùng những người bạn
Bạn không nhất thiết phải đấu tranh một mình chống lại sự trì hoãn. Theo Kathleen Elkins và Thomas C.Corley (Tác giả cuốn sách “Thay thói quen, đổi cuộc đời”), những người trì hoãn nên chia sẻ cùng những người bạn – bạn bè, đồng nghiệp hoặc người yêu, những người mà sẽ thường xuyên giúp bạn giữ lời hứa từ bỏ thói quen trì hoãn.
5. Thực hiện những công việc khó khăn trước
Thật ra, bạn không phải ôm đồm nhiều việc cùng một lúc để tăng năng suất làm việc. Thay vào đó, bạn nên bắt tay vào làm những công việc khó khăn trước tiên và hoàn thành nó sớm nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn hơn, đẩy lùi những mối lo lắng và tập trung vào những công việc cần thiết khác.
6. Sống chung với nỗi sợ hãi
Theo Margie Warrell, tác giả cuốn sách “Vượt vùng an toàn”, việc đắm chìm trong những mối lo lắng chính là yếu tố khiến chúng ta trì hoãn hơn.
Hãy viết những cảm xúc của bạn khi bạn trì hoãn không làm gì. Hãy can đảm và trung thực với bản thân về cái giá của sự đình trệ.
7. Đừng tạo ra những nhiệm vụ bất khả thi
Mặc dù thử thách là điều cần thiết để duy trì sự thích thú nhưng hãy chắc rằng nó vẫn nằm trong khả năng của bạn. Đừng để thử thách khiến bạn nản lòng, vì như thế bạn sẽ vứt bỏ nó ở một góc nào đó trước khi nó được hoàn tất.
8. Bắt đầu lại công việc vào lúc 2 giờ chiều
Nếu bạn đã lỡ lãng phí thời gian cả buổi sáng, hãy chắc rằng bạn sẽ bắt đầu lại công việc vào lúc 2 giờ chiều, như thế bạn sẽ không bỏ lỡ cả khoảng thời gian buổi chiều nữa.
Theo chuyên gia tư vấn quản lý thời gian Eva Wisnik, sẽ rât tốt để cho bản thân một cơ hội thứ hai vào giữa ngày thay vì bắt đầu lại công việc vào lúc 5 giờ và nhận ra rằng bạn cảm thấy mệt mỏi. “2 giờ chiều mỗi ngày là khoảng thời gian lý tưởng để đánh giá tiến độ công việc, nhìn nhận những công việc chưa hoàn thành đúng với mục tiêu. Tư đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp để bạn giải quyết vấn đề quan trọng nhất.”
9. Tập thể dục
Các nhà khoa học đã chứng mình rằng, việc luyện tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể mà còn cho trí não của bạn.
Theo một tạp chí của trường Y dược Harvard, “Tập thể dục giúp cải thiện khả năng nhận thức và chức năng của não bộ, đối với cả người lớn và trẻ em.”
Vì vậy, cho dù bạn không quan tâm về ngoại hình hay sức khoe, thì bạn cũng nên quan tâm đến não bộ, đúng không nào?
10. Viết ra những mục tiêu của bạn
Suy nghĩ trong đầu thôi là chưa đủ, bạn cần viết những mục tiêu, những kế hoạch của bạn ra những trang giấy.
Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ rõ ràng những ý tưởng, những mục tiêu của mình, đồng thời cũng giúp bạn giảm bớt sự trì hoãn dù cho bạn không có những ưu tiên cụ thể cho công việc.
11. Chăm sóc tốt cho bản thân
Đừng khiến việc đấu tranh với sự trì hoãn không trở thành một loại cực hình (thế thì bạn sẽ trì hoãn nhiều hơn mà thôi).
Hãy tự lên kế hoạch về những phần thưởng cho bản thân khi bạn nhận thấy mình tiến bộ hoặc đạt được những thành công dù chỉ là rất nhỏ. Dù là hoạt động giải trí cùng bạn bè hay bạn tự thưởng cho bản thân, hãy khiến nó xứng đáng với những thành công và nỗ lực của bạn.
Theo Business Insider/ 8morning
Nguồn : https://tinyurl.com/55hf5zja