Dịch vụ cho thuê văn phòng tại TP. HCM
10 Bí Kíp Tạo Ấn Tượng Tốt Ngay Ngày Đầu Tiên Đi Làm

10 Bí Kíp Tạo Ấn Tượng Tốt Ngay Ngày Đầu Tiên Đi Làm

Ngày đi làm đầu tiên là một ngày quan trọng và đáng nhớ với mỗi người. Chúng ta không chỉ bắt đầu một công việc mới mà còn làm quen với những con người mới, môi trường mới.

Dù đã trải qua nhiều nghề nghiệp, chắc hẳn ai cũng có phần hồi hộp trước khi dấn thân vào một thế giới thu nhỏ lạ lẫm khác. Vậy, bạn nên chuẩn bị những gì và làm gì để ngày đầu tiên đi làm được suôn sẻ?

Tại sao ngày đầu tiên đi làm rất quan trọng?

Ngày đầu tiên đi làm đánh dấu rất nhiều sự “khởi đầu”. Bắt đầu công việc mới, làm quen không gian mới, những mối quan hệ mới. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên ở nơi công sở rất quan trọng.

Lynn Taylor, tác giả cuốn “Tame Your Terrible Office Tyrant; How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job”, chia sẻ:

“Đa số chúng ta đều nhớ mãi ngày đi làm đầu tiên bởi một áp lực vô hình, rằng phải gây ấn tượng thật tốt. Tuy vậy, bạn có thể giảm bớt nỗi lo bằng cách lên kế hoạch kỹ càng trước ngày bắt đầu công việc mới.”

Thật vậy, kinh nghiệm ngày đầu đi làm sẽ bao gồm một số điều “nên” và “không nên” mà bạn cần chú ý.

Ngày đầu tiên đi làm NÊN làm gì?

1Mặc quần áo chỉn chu

Ăn vận đẹp ở đây không đồng nghĩa với việc mặc đồ như đi tiệc. Bạn chỉ cần một bộ đồ lịch sự, tinh tế, không quá loè loẹt hay phản cảm để mặc đến công ty.

Bạn cũng có thể hỏi trực tiếp người thông báo trúng tuyển hoặc tìm hiểu trước dress code của công ty. Sau ngày đầu nhận việc, bạn có thể thay đổi phong cách cho phù hợp hơn với môi trường bạn đang làm.

ngày đầu tiên đi làm cần chuẩn bị những gì

2Xem kỹ tài liệu và hướng dẫn nhận việc

Ngày đầu đi làm của bạn thường sẽ bao gồm cả việc xem xét hợp đồng lao động và một số giấy tờ khác như thuế… Bạn nên đọc trước tất cả loại tài liệu và giấy tờ đã được phổ cập để hiểu chính sách bảo hiểm, nghỉ phép, thai kỳ… của công ty.

Tuỳ từng doanh nghiệp, trong hướng dẫn nhận việc thường sẽ yêu cầu bạn mang các mẫu tờ khai đăng ký, tờ khai thông tin… Bạn cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ để quá trình nhận việc được nhanh chóng. Hãy lưu lại những giấy tờ này để bạn có thể xem lại sau nếu cần.

3. Đến đúng giờ

Kể cả bạn đi làm bằng phương tiện riêng hay phương tiện công cộng, bạn có thể bị bối rối nếu không biết đường đến văn phòng. Bạn nên nghiên cứu trước cung đường và xem mất bao lâu mới đến công ty.

Bạn nên dậy sớm và đến nơi sớm hơn 15-30 phút để có đủ thời gian tìm đúng địa điểm. Sau vài hôm đầu, bạn sẽ làm quen và tự lập được thời gian biểu hợp lý cho mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng, phòng trường hợp gặp phải những chuyện đáng tiếc vào ngày đầu tiên đi làm.

4. Thân thiện

Bạn có thể sẽ gắn bó với chỗ làm mới trong một thời gian nhất định. Hãy giữ một thái độ tươi tắn, vui vẻ, và tranh thủ giới thiệu bản thân với mọi người khi có thể.

Những người đồng nghiệp sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn cũng niềm nở, không ngại nói chuyện, và giúp đỡ họ.

Có một môi trường làm việc hoà đồng, thân thiện sẽ giúp bạn có động lực làm việc hơn rất nhiều.

5. Chuẩn bị giới thiệu bản thân thật tốt

Trước ngày đầu đi làm, hãy luyện tập bài elevator pitch của bạn trước để có thể giới thiệu bản thân một cách mượt mà nhất. Bạn có thể giới thiệu ngắn về công việc, kinh nghiệm trong quá khứ, và vị trí của bạn trong công việc mới hiện tại. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị về lý do bạn chuyển việc, phòng trường hợp bạn được hỏi.

Cho những bạn chưa biết elevator pitch là gì, đây là một phương pháp giao tiếp được áp dụng nhiều trong các sự kiện giao lưu, buổi phỏng vấn xin việc…

Để gây ân tượng tốt với cả cấp trên và đồng nghiệp, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về elevator pitch cùng hướng dẫn của Glints nhé.

6. Ăn trưa cùng đồng nghiệp

Chuẩn bị trước bữa trưa tại nhà cũng là một kinh nghiệm ngày đầu đi làm rất có ích. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nhanh tiến độ làm quen với môi trường mới nếu bạn không ngại dùng bữa với các đồng nghiệp.

Kết nối với đồng nghiệp ngay từ ngày đầu đi làm.

Nếu cấp trên hoặc đồng nghiệp rủ bạn đi ăn trưa cùng, đừng ngại đồng ý. Ăn trưa là một cách hay để tạo dựng mối quan hệ, đặc biệt là với những người có thể bạn sẽ gắn bó trên con đường sự nghiệp sau này.

7. Không ngại đặt câu hỏi

Ngày đầu tiên đi làm cần chuẩn bị những gì? Một trong những câu trả lời là tinh thần ham học hỏi, không giấu dốt.

kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm

Hãy đặt câu hỏi và ghi chú lại để dễ ghi nhớ.

Là một nhân viên mới, bạn sẽ có rất nhiều thứ muốn hỏi.

Không chỉ thời gian training, bạn hoàn toàn được phép giải đáp thắc mắc kể cả trong thời gian làm việc chính thức. Nếu bạn chưa rõ cách hoạt động của team, hoặc cần biết việc gì nên được ưu tiên trong ngày đi làm đầu tiên, hãy hỏi sếp hoặc đồng nghiệp mới ngay khi có thể.

8. Chú ý ngôn ngữ hình thể

Kể cả khi bạn đang không nói chuyện, bạn cũng đang giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ cơ thể. Hãy ngồi thẳng lưng, đứng thẳng, và tránh những hành động như ngáp ngắn ngáp dài, rung chân liên tục.

Khi trao đổi với ai đó, hãy lắng nghe và nghiêng người về phía họ một chút để thể hiện bạn chú ý đến lời họ nói.

9. Thường xuyên trao đổi với người quản lý trực tiếp

Ngày đầu làm việc mới của bạn có thể rất bận rộn. Từ các bước nhận việc, các bước training, đến làm quen với đồng nghiệp, hẳn có rất nhiều thứ bạn phải làm.

ngay dau di lam

Tuy vậy, đừng quên trả lời và liên lạc với quản lý trực tiếp của bạn. Nói chuyện trực tiếp sẽ giúp bạn và sếp hiểu nhau hơn, từ đó làm việc hiệu quả hơn.

Hơn nữa, hãy trả lời nhanh hết sức có thể có thể nếu bạn nhận được tin nhắn/e-mail từ sếp. Điều này thể hiện sự tôn trọng sếp và nhiệt huyết của bạn với công việc.

Nguồn : https://glints.com/vn/blog/ngay-dau-tien-di-lam-can-chuan-bi-nhung-gi/

Trả lời

Điều hướng nhanh
×